Chăm sóc con yêu trong điều kiện tốt nhất luôn là điều mà cha mẹ mong muốn có thể thực hiện được. Trong những tháng đầu đời thì việc cho bé ăn dặm khi nào, và ra sao là những kiến thức quan trọng các mẹ cần đặc biệt chú ý. Có bí quyết giúp bé ăn ngon, tăng cân và khỏe mạnh trong giai đoạn ăn dặm sẽ giúp tạo tiền đề cho con yêu phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Và tìm hiểu những bí quyết, những chia sẻ dưới đây để có thêm kỹ năng trong chăm sóc con yêu, giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân khỏe mạnh dễ dàng hơn.
Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng – tăng cân khoẻ mạnh
1 – Cho bé ăn dặm đúng với độ tuổi
Thời điểm bắt đầu cho trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm cần đảm bảo chuẩn xác, phù hợp. Nó ảnh hưởng tới việc ăn uống, khả năng tiêu hóa của trẻ về sau này. Vậy mấy tháng cho bé ăn dặm, khi nào bắt đầu ăn dặm? Theo nhiều chuyên gia tại Matsuya thì việc cho ăn dặm chỉ nên thực hiện khi trẻ bước vào giai đoạn tháng thứ 5 – 6 để có được khả năng tiếp nhận hiệu quả nhất. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng ảnh hường tiêu cực tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Giai đoạn từ 5 – 7 tháng cho trẻ ăn bột, sử dụng thức ăn mang mùi vị nhẹ, được xay nhuyễn.
- Giai đoạn từ 7 – 10 tháng tập cho trẻ ăn cháo, có thể xen kẽ cho ăn bột một cách hợp lý để trẻ làm quen, tránh tình trạng biếng ăn.
2 – Dinh dưỡng đảm bảo cân bằng giúp bé ăn ngon trong mỗi bữa ăn
Muốn giúp bé ăn ngon thì việc mà các bà mẹ cần chú ý chính là cân đối về dinh dưỡng trong từng bữa ăn một cách hợp lý nhất. Sử dụng đầy đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng, từ đó giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất. Đó là bột đường, đạm, chất béo, và vitamin cùng khoáng chất ngoài ra còn có nhiều loại dinh dưỡng cụ thể tại Precisionnutrition. Kết hợp hài hòa, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ để việc ăn uống, hấp thụ trở nên dễ dàng hơn.
Cha mẹ nên chú ý tính toán kỹ lưỡng, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không thừa hay thiếu nhóm dinh dưỡng nào. Từ đó, việc khiến trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn không có khả năng xảy ra. Chuẩn bị đồ ăn tươi sạch, hài hòa về giá trị dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, hấp thụ tốt và phát triển khỏe mạnh.
3 – Thời gian mỗi bữa ăn hợp lý sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn
Tình trạng cố ép khi trẻ không chịu ăn khá thường xuyên xảy ra khi chăm sóc bé ở thời kỳ ăn dặm. Việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi, hay cho đi rong,… với mong muốn có thể giúp bé ăn hết bát bột. Từ đó, thời gian mỗi lần cho trẻ ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng bữa ăn, khi bột bị vữa, không tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Không chỉ vậy, mỗi bữa ăn cần nhiều thời gian khiến khoảng cách thời gian giữa các bữa bị thu hẹp lại, vô tình khiến trẻ càng cảm thấy chán ăn hơn. nếu muốn giúp bé ăn ngon, tăng cân và khỏe mạnh thì cân đối thời gian mỗi bữa ăn một cách hợp lý là việc mà mỗi người cần lưu ý thực hiện. Tối đa 30 phút cho mỗi bữa ăn dặm của bé là khoảng thời gian hợp lý nhất nếu muốn giúp bé ăn ngon hiệu quả.
4 – Không cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày
Trong tường giai đoạn nhu cầu năng lượng của trẻ là hoàn toàn khác nhau. Việc mà các mẹ cần làm chính là tìm hiểu, cân đối để có thể đáp ứng tốt nhất cách ăn dặm cho bé. Lượng thức ăn cân đối, tăng dần theo thời gian, có thể tính toán dựa trên chính sức khỏe của trẻ là việc mà các mẹ cần lưu ý thực hiện. Cố cho trẻ ăn quá nhiều bữa hàng ngày dẫn tới dư thừa năng lượng, thậm chí khiến trẻ cảm thấy chán ăn, sợ ăn.
5 – Xây dựng thực đơn ăn dặm phong phú
Việc thay đổi thường xuyên thực phẩm trong từng bữa ăn là cách kích thích trẻ ăn uống nhanh chóng và ngon miệng hơn. Thay vì quen thuộc vào một hương vị nhất định dẫn tới tình trạng ngán thì thay đổi thực đơn mỗi ngày, cung cấp nhiều loại thực phẩm vừa giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong từng bữa ăn. Đó là một bí quyết không thể thiếu nếu muốn giúp trẻ ăn ngon hiệu quả. Các mẹ có thêm tham khảo thêm thực đơn tại Heas.health.civ, Matsuya.vn, Healthychildren,…
Xây dựng một bảng kế hoạch cụ thể bữa ăn từng ngày của trẻ, kết hợp thực phẩm và rau xanh hợp lý cho từng bữa ăn giúp chúng ta có thể chủ động hơn để chăm sóc bé yêu trong thời kỳ ăn dặm hiệu quả. Với chế độ ăn đa dạng, mỗi ngày một hương vị tránh tình trạng nhàm chán, khiến trẻ không có cảm giác hào hứng đối với bữa ăn của chính mình.
6 – Để trẻ chơi đùa cùng với đồ ăn
Trẻ nhỏ khám phá về thế giới xung quanh từng ngày để phát triển toàn diện. Và để con có thể khám phá cả trong bữa ăn sẽ giúp chúng dễ dàng làm quen với đồ ăn, tiếp nhận chúng hiệu quả hơn. Hãy cho con yêu cùng chơi đùa cùng với đồ ăn. Dù rằng cách làm này sẽ khiến mọi sự lộn xộn, thậm chí bạn phải tắm rửa cho bé sau mỗi bữa ăn song nó sẽ tạo sự thích thú, cảm giác hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn và từ đó giúp bé ăn ngon, ăn nhiều hiệu quả hơn.
Đừng ngại khi trẻ nghịch với đồ ăn khiến mọi thứ trở nên lộn xộn. Chỉ cần giúp bé cảm thấy vui vẻ, thoải mái và thích thú thì việc ăn uống, tiếp nhận các món ăn mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ việc phát triển nhờ nguồn sữa mẹ thì nay làm quen với độ ăn dặm cũng cần có quá trình thích hợp mới giúp mọi chuyện diễn ra thuận lợi, đem lại kết quả tốt đẹp.
7 – Giúp bé ăn ngon miệng với đồ ăn dẻo và rắn cho bé
Trong từng độ tuổi cụ thể thì đồ ăn dặm được sử dụng cũng cần có những thay đổi, cân nhắc sao cho thích hợp nhất. Khởi đầu bằng bột và thức ăn xay nhuyễn mịn, nhưng dần dần phải cho bé chuyển sang chế độ ăn đồ ăn dẻo rồi tới rắn. Tới thời kỳ phù hợp việc tạo điều kiện cho trẻ được nhai sẽ tốt hơn cho bé yêu sau này.
Muốn giúp bé ăn ngon, tăng cân và khỏe mạnh thì thay đổi từ độ nhuyễn mịn, dạng lỏng sang đồ ăn dẻo, và rắn kích thích khả năng nhai, từ đó giúp việc ăn uống của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
8 – Cho trẻ ăn tối đa lượng rau qua bữa ăn
Một thực tế là có khá nhiều trẻ nhỏ khi lớn không có hứng thú với những món rau. Trong khi đó theo nhiều chuyên gia Eatingwell thì đây là thực phẩm không thể thiếu, cần được bổ sung vào cơ thể nhằm cung cấp chất xơ, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Và để trẻ có thể tiếp nhận những món rau thuận lợi sau này thì bổ sung chúng từ khi ăn dặm vừa giúp bé ăn ngon lại có thể làm quen nhanh chóng.
Bí quyết giúp bé ăn ngon, tăng cân nhanh chóng từ khi ăn dặm cho tới khi lớn, ăn cơm là bổ sung tối đa lượng rau có thể cho từng bữa ăn. Cho rau ngay từ bữa bột của trẻ sẽ tạo thành loại bột ăn dặm tốt nhất giúp bé làm quen hương vị, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, việc ăn rau sau này khi lớn lên không còn là vấn đề, không gây ra bất kỳ phiền toái nào.
9 – Để trẻ cùng ăn với gia đình tạo không khí
Cho trẻ ăn cùng gia đình tạo nên thói quen tốt, giúp bé có được cảm giác hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn. Ngay từ thời kỳ cho trẻ ăn dặm thì đây là bí quyết hữu ích mà mỗi gia đình nên áp dụng. Thay vì cho bé ăn xong gia đình mới dùng bữa thì ăn cùng sẽ mang tới nhiều lợi ích. Trẻ có cảm giác vui vẻ và thoải mái hơn, từ đó kích thích ăn ngon, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Không chỉ là chất lượng của món ăn phải đủ hấp dẫn, đủ ngon miệng mà tạo ra không khí ăn uống thoải mái, vui vẻ cũng kích thích bé ăn ngon hơn. Bởi thế, hãy cho trẻ cùng ăn với gia đình để có thể giúp bé ăn ngon hơn.
10 – Chú ý trong việc bổ sung Lysin và vitamin nhóm B
Lysin có công dụng hữu ích trong việc giúp duy trì miễn dịch tốt, phát triển men tiêu hóa và từ đó giúp bé ăn ngon hiệu quả hơn. Đồng thời, các vitamin nhóm B cũng có chức năng, lợi ích tương tự trong việc hỗ trợ trao đổi chất, giúp giảm tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, ăn không ngon ở trẻ. Có thể bổ sung những chất thiết yếu này trong thời kỳ bé ăn dặm là vô cùng cần thiết.
Chúng ta có thể bổ sung qua thực phẩm, hay qua sữa, các sản phẩm hỗ trợ,… nếu thấy cần thiết. Cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh, ăn ngon và tăng cân đều đặn.
11 – Nắm rõ sở thích ăn của bé để điều chỉnh chế độ
Sau một thời gian nhất định bắt đầu cho bé ăn dặm các mẹ cần chú ý tới sở thích của trẻ. Chúng ta dễ dàng phát hiện bé thích ăn đồ ăn gì, loại rau gì,… và cân đối lại thực đơn từng bữa hợp lý. Hãy kết hợp những thực phẩm mà trẻ thích ăn, thay đổi từng ngày tạo nên chế độ ăn phong phú. Vẫn là những thực phẩm mà bé thích nhưng không lặp lại, không gây ra cảm giác nhàm chán, từ đó khiến trẻ chán ăn.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho bé yêu là một bí quyết giúp bé ăn ngon hữu ích và chuẩn xác. Từ đó, việc chăm sóc trẻ trong thời kỳ ăn dặm có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và tăng cân tốt.
12 – Tạo nên bữa ăn hấp dẫn để kích thích giác quan
Không chỉ chú ý tới những dưỡng chất, hay mùi vị mà bữa ăn dặm của bé có được. Chú ý tới cả trang trí bên ngoài cũng cần được các mẹ chú ý. Bữa ăn ngon, nếu được trang trí đẹp mắt, thu hút sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng, thích thú hơn rất nhiều. Một tâm trạng tốt sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn. Bởi thế, khi chế biến đồ ăn cho bé ăn dặm hãy chú ý từ chất lượng bên trong tới hình thức bên ngoài để hoàn thiện một cách hoàn hảo nhất.
Ngon từ mùi vị, hấp dẫn từ mắt nhìn giúp thu hút trẻ hiệu quả. Khi chú ý vào món ăn mà chúng ta cung cấp thì việc ăn nhanh, ăn ngon trở nên dễ dàng. Đây cũng là bí quyết mà mỗi mẹ có thể áp dụng để có bí quyết giúp bé ăn ngon, tăng cân và khỏe mạnh trong mọi giai đoạn.
Trẻ nhỏ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần lưu ý. Howtodrawapp hy vọng rằng những bí quyết giúp bé ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất là cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện hiệu quả. Các bậc cha mẹ cần chú ý tới giai đoạn ăn dặm của bé nếu muốn trẻ có được khởi đầu tốt đẹp, tăng cân đều đặn, khỏe mạnh và không vướng phải tình trạng biếng ăn sau này.