Nhồi máu cơ tim cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm hiện nay, gây ảnh hưởng lớn tới tính mạng của con người. Vậy nhồi máu cơ tim cấp là gì? Đối tượng nào dễ bị nhồi máu cơ tim và cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim ra sao? Hãy cùng howtodrawapp.com tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp là hiện xuất hiện cục huyết khối đột ngột, nó làm tắc động mạch vành. Hiện tượng này sẽ làm cho máu không chảy tới để nuôi phần cơ tim và khiến cho phần cơ tim đó bị chết đi.

Đối tượng nào dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim cấp nhất?

  • Những người từ 50 tuổi trở lên hay phụ nữ sau mãn kinh
  • Người có tiền sử bệnh tăng huyết áp, bệnh thận và đái tháo đường
  • Người bị rối loạn mỡ máu do di truyền
  • Những người thường xuyên hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Bị mắc các bệnh lý như viêm khớp, ban đỏ, vẩy nến và xơ cứng bì
  • Sử dụng các chất kích thích như cocaine và amphetamine làm co thắt mạch vành. 

Nguyên nhân dẫn tình trạng đến nhồi máu cơ tim cấp

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim đó là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành hay bị nứt hoặc vỡ. 

Các tế bào máu như tiểu cầu, hồng cầu đều bám vào để tạo thành cục khối to gây bít tắc đột ngột lòng mạch, đồng thời ngưng cấp máu nuôi cơ tim, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. 

Nếu như tình trạng này diễn ra ở khoảng thời gian dài thì sẽ bị hoại tử cơ tim, đột tử hoặc thậm chí là gây suy tim.

Một số yếu tố khiến cho mảng xơ vữa bị nứt vỡ, bao gồm:

  • Bị xúc động mạnh hay căng thẳng quá mức
  • Hút thuốc lá nhiều
  • Gắng sức quá mức cho phép
  • Bị viêm hoặc bị nhiễm trùng như viêm phổi, mạn tắc nghẽn
  • Sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bạn bị chấn thương.

Dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Lên cơn đau thắt ngực điển hình

Khi này bạn sẽ có cảm giác đau như ai đó bóp nghẹt phía sau xương ức hay lệch sang trái một xíu. Sau đó, cơn đau sẽ lan lên vai trái, mặt trong tay trái cho tới ngón tay. Cơn đau tức này kéo dài khoảng 20 phút và sẽ không đỡ khi sử dụng Nitroglycerin. 

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác như đau lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hay tại vùng thượng vị. Có một số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra mà người bệnh không có cảm giác đau hoặc có cảm giác đau nhẹ.

Điều này thường gặp ở những người sau khi mổ, người già, người bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Đột tử

Khi bị nhồi máu cơ tim cấp thì tình trạng đột tử không thể tránh khỏi được.

Một số triệu chứng khác 

Ngoài ra, khi người bệnh lên cơn nhồi máu cơ tim thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi, nôn, lú lẫn,… kèm theo một số triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, như rối loạn tiêu hóa.

Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Khi bị nhồi máu cơ tim, nếu người bệnh không biết cách sơ cứu và can thiệp kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bị rối loạn nhịp tim, dẫn đốt đột tử nhanh
  • Bị hở van 2 lá nặng do đứt dây chằng lá van
  • Bị thủng tim ở vách liên thất tạo sự liên kết giữa thất trái và thất phải
  • Bị thủng vách tim ở thành tự do làm tràn máu màng tim hay vỡ tim
  • Dẫn tới suy tim nặng, có khi là sốc tim. Khi này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, cần sử dụng máy thở, dụng cụ trợ tim và thuốc để hỗ trợ

Chẩn đoán và xử lý khi bị nhồi máu cơ tim

Chẩn đoán và xử lý khi bị nhồi máu cơ tim

Khi xuất hiện các triệu chứng của nhồi máu cơ tim thì đồng nghĩa với việc các tế bào cơ tim bắt đầu tổn thương. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương này rất khó hồi phục sau 30 phút, tỷ lệ tử vong cao trong khoảng 1 giờ sau xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. 

Hơn nữa, các phương pháp điều trị sẽ được áp dụng từ 2-4 giờ đầu, tính từ sau người bệnh khi lên cơn đột quỵ tim. Chính vì thế mà việc sơ cứu ban đầu đúng cách là yếu tố quan trọng cho việc tăng cơ hội sống, giảm các biến chứng cho người bệnh về sau. 

Cách sơ cứu người lên cơn nhồi máu cơ tim

(1) Đầu tiên bạn hãy đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi, rồi tiến hành nới lỏng thắt lưng và quần áo để giúp cho máu lưu thông dễ hơn.

(2) Bạn hãy gọi tới số 115 hoặc truy cập vào website: capcuuvang.com để xin sự hỗ trợ và thuê xe cứu thương.

(3) Bạn hãy cho người bệnh nhai nuốt viên aspirin trong thời gian chờ cấp cứu. Khi này aspirin sẽ có khả năng ngăn đông máu, giảm nguy cơ làm tổn thương tim. Lưu ý, tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc nếu bị dị ứng.

(3) Ép tim ngoài lồng ngực người bệnh. Việc này bạn tiến hành càng sớm càng tốt, bởi 1 phút chậm trễ là người bệnh đã mất đi 10% cơ hội sống sót. 

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Một số phương pháp tái điều trị lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn khi bị nhồi máu cơ tim, gồm:

  • Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Chỉ dùng khi người bệnh đến viện sớm và trong thời gian chờ đợi, khi không có phòng thông tim.
  • Chụp mạch vành và nong đặt stent
  • Mổ bắc cầu động mạch vành
  • Chụp động mạch vành: Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng 1 ống thông nhỏ, dài và mềm để luồn từ động mạch vành quay hay động mạch đùi hướng với tim rồi đi đến động mạch vành. Thông qua ống thông thì bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang, ghi lại hình ảnh mạch vành. Cuối cùng là đưa stent vào chỗ mạch bị tắc, bung stent và nong mạch máu rộng ra để máu lưu thông bình thường.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ lấy 1 đoạn mạch máu ở bộ phận khác để làm cầu nối phía trước hoặc sau chỗ tắc. Điều này giúp cho máu đi qua chỗ cầu nối mới dễ hơn. Đặc biệt phẫu thuật bắc cầu này chỉ được thực hiện khi hẹp mạch vành nặng, diễn ra trong thời gian dài và không thể đặt stent được.

Người bệnh sau nhồi máu cơ tim thì cần được điều trị và chăm sóc lâu dài nhằm tránh tái phát bệnh, để lại các biến chứng về sau:

  • Thay đổi lối sống
  • Thường xuyên tập thể dục, giảm cân nếu bạn bạn thừa cân/ béo phì
  • Hạn chế rượu bia, nước ngọt và không hút thuốc lá
  • Không nên ăn mặn, giảm thịt mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp và đồ chiên xào
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, cá, thịt gà thay cho thịt bò và và thịt heo
  • Tránh bị căng thẳng, stress
  • Uống thuốc và đồng thời tái khám đúng định kỳ

Cách phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Cách phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Để phòng bệnh nhồi máu cơ tim tái phát, thì người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

Chế độ dinh dưỡng

  • Bạn cần bổ sung thêm hải sản như sò biển, cá, tôm
  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và hoa quả tươi
  • Nên ăn cháo loãng, cháo hầm và một số đồ ăn nhẹ như sản phẩm từ sữa chua, súp, rau củ nghiền, luộc, hấp,.. Đặc biệt kiêng các món chiên, rán, chứa nhiều dầu mỡ.

Rèn luyện thể dục thể thao

Bạn nên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nhưng chỉ luyện tập ở mức độ vừa phải. Tốt nhất là bạn không nên lạm dụng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Thay đổi lối sống

  • Khi này bạn hãy theo dõi cân nặng của mình xem có thừa cân, béo phì không. Đồng thời bạn cũng học cách từ bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, tạo cho mình tâm lý thoải mái.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học

Để phòng tránh tình trạng nhồi máu cơ tim cấp,  thì bạn nên thực hiện các chế độ khoa học và hợp lý. Đồng thời thường xuyên khám theo định kỳ để nắm bắt được tình trạng bệnh.

Như vậy, ở bài viết này chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn các kiến thức về bệnh nhồi máu cơ tim cấp, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim cấp. Mong rằng với những thông tin chúng tôi mang tới cho bạn ở trong bài viết này sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn.